EDTA ZN
Thành phần: Chelate Zn: 15 %
Ngoại quan: Dạng bột màu trắng
Xuất xứ: India (Ấn Độ)
Quy cách: 25kg/bao
Công dụng: Kẽm (Zn) đóng vai trò quan trọng trong các quá trình quang hợp và hình thành đường, tổng hợp protein, sinh sản và tạo hạt, điều chỉnh tăng trưởng.
1. Thông tin sản phẩm Kẽm Chelate (EDTA – Zn)
– Thành phần: Zn = 15 %
– Tên hóa học: Ethylenediaminetetraacetic acid, zinc disodium complex
– Công thức phân tử: EDTA-ZnNa2 (C10H12N2O8ZnNa2) (EDTA-Zn-15)
– Khối lượng phân tử: 399.6
– pH = 6 – 7 (nồng độ 1%)
– Ngoại quan: Bột mịn khô, màu trắng.
– Độ tan của Kẽm Chelate: EDTA-Zn-15 tan nhanh trong nước, cây dễ hấp thụ hiệu quả tức thì.
– Công dụng: Kẽm (Zn) quan trọng đối với chức năng sinh lý của cây trồng, duy trì tính toàn vẹn chức năng của các màng sinh học và hỗ trợ quá trình tổng hợp protein. Kẽm (Zn) đóng vai trò quan trọng trong các quá trình quang hợp và hình thành đường, tổng hợp protein, sinh sản và tạo hạt, điều chỉnh tăng trưởng.
2. Sử dụng Kẽm Chelate (EDTA – Zn) trong nông nghiệp
Trong nông nghiệp: Cung cấp trực tiếp dinh dưỡng vi lượng kẽm cho cây trồng qua đường rễ và qua lá.
Trong sản xuất phân bón: Dùng làm nguyên liệu sản xuất phân bón hỗn hợp cao cấp NPK + TE, phân bón vi lượng và phân bón qua lá.
3. Tác dụng của yếu tố Kẽm (Zn) đối với sự phát triển của cây trồng
– Liên quan đến sự tổng hợp sinh học của axit indolacetic.
– Là thành phần thiết yếu của một số enzym: metallo-enzym-cacbonic, anhydrasaza, anxohol dehydrogenasaza.
– Đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp axit nucleic và protein.
– Tăng cường khả năng sử dụng lân và đạm.
4. Triệu chứng thiếu hụt Kẽm (Zn) trên cây trồng
Thiếu kẽm (Zn) lá hẹp và nhỏ, phiến lá mất màu xanh, gân lá vẫn xanh, các đốm chết phát triển khắp trên lá, kể cả gân lá, chóp lá và mép. Lá non biến dạng, mọc xít nhau, chuyển vàng trắng và xù ra. Số hoa quả giảm mạnh, năng suất, chất lượng thấp.
– Xuất hiện chủ yếu trên các lá đã trưởng thành hoàn toàn (lá thứ 2 và 3 từ trên xuống). Thiếu kẽm, xuất hiện các đốm nhỏ rải rác hay các vệt sọc màu vàng nhạt chủ yếu trên các lá đã trưởng thành, các lá non trở nên ngắn, hẹp và mọc sít nhau, các đốt mắt ngọn ngắn lại, cây thấp, rất khó ra hoa.
– Ở ngô, từ một sọc vàng nhạt đến một dải các mô màu trắng hoặc vàng với các sọc màu đỏ tía giữa các gân và mép lá, xảy ra chủ yếu ở phần dưới của lá.
– Ở lúa, sau cấy 15-20 ngày, các đốm nhỏ rải rác màu vàng nhạt xuất hiện trên các lá già sau đó phát triển rộng ra, hợp lại và trở thành màu sẫm, toàn bộ lá trở thành màu đỏ và bị khô đi trong vòng 1 tháng.
– Ở chanh, cam xuất hiện úa vàng không đều giữa các gân lá, các lá non trở nên ngắn và hẹp, sự hình thành nụ quả giảm mạnh, các loại cây có cành thì bị khô đầu cành và chết.
5. Hướng dẫn sử dụng Kẽm Chelate (Zn-EDTA)
Kẽm Chelate có thể sử dụng để bón bổ sung dinh dưỡng trực tiếp vào đất, trộn với các loại phân bón, thuốc trừ sâu bệnh khác để bón, có thể phun lên lá, tưới gốc, dùng để ngâm tẩm hạt giống, nhúng rễ và hom trước khi trồng.
– Bổ sung dinh dưỡng Kẽm trực tiếp vào đất bằng cách hòa nước tưới cho cây trồng với nồng độ 200-500ppm (mg/L).
– Trộn cùng phân bón hóa học, phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh… với tỷ lệ 0,1 – 0,2 kg/tấn.
– Phun trực tiếp lên cây trồng hoặc trộn cùng phân bón lá, thuốc bảo vệ thực vật, ngâm ủ hạt giống với nồng độ 20-50ppm (mg/L).
Lưu ý: Nồng độ, lượng Kẽm chelate bón cho cây trồng còn tùy thuộc vào nhu cầu của từng loại cây, khả năng cung cấp của đất.
Các đánh giá
Chưa có đánh giá nào.